CHUYÊN MỤC

Thông tin nhiệm vụ khoa học công nghệ

13/01/2020

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:
          1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng một số mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cho nhân dân xã Iarbol và phường đoàn kết thị xã Ayun Pa- tỉnh Gia lai.
Thuộc:
- Tên chương trình: Dự án khoa học và công nghệ
- Mã số chương trình: KHGL-05(2016)

2. Mục tiêu nhiệm vụ:
2.1. Mục tiêu chung:

Từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mới trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất thâm canh, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, phòng chống dịch, bệnh hại gia súc, gia cầm; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng mô hình trồng Lúa nước bằng giống chất lượng cao: Đưa giống lúa có chất lượng tốt vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng lúa tại địa phương cũng như mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa trên một đơn vị diện tích canh tác.
Triển khai được 40ha trồng lúa nước với sự tham gia của khoảng 50 hộ dân. Mô hình sử dụng giống lúa OM6976 và Hương thơm 1.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò đực lai Zebu: Triển khai mô hình nuôi giống bò đực Lai Zebu góp phần cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò địa phương, tăng sức cày kéo và năng suất thịt. Mang lại hiệu qủa kinh tế cho người chăn nuôi.
Triển khai mô hình với quy mô 20 con bò đực lai Zebu tại xã Ia Rbol với sự tham gia của khoảng 20 hộ dân.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi Dê lai Bách Thảo: Sử dụng giống Dê lai Bách Thảo năng suất chất lượng cao trong chăn nuôi có chuồng trại để cải tạo tầm vóc của đàn dê cỏ địa phương và đảm bảo vệ sinh môi trường ở khu dân cư.
Triển khai mô hình với quy mô 20 con dê lai Bách Thảo đực và 80 con dê lai Bách Thảo cái, tại các tổ 8,9,10 Bôn Ama hinh, Bôn Ama jơng - phường Đoàn kết với khoảng 20 hộ dân tham gia.
- Chuyển giao tiến bộ khoa học-công nghệ, tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên: Đào tạo được 06 KTV và tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 240 lượt người, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, thực hiện công nghệ chuyển giao từng bước vươn lên tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ông Siu Nheng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã AyunPa.
4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã AyunPa.
5. Tổng kinh phí thực hiện: 2.506,9 triệu đồng.
Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 1.250,0 triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: 1.256,9 triệu đồng.
6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:
Bắt đầu: 2016
Kết thúc: 2018
II. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về sản phẩm khoa học
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành
Số TT Tên sản phẩm Số lượng Khối lượng Chất lượng
Xuất sắc Đạt Không đạt Xuất sắc Đạt Không đạt Xuất sắc Đạt Không đạt
1 06 kỹ thuật viên cơ sở                  
2 Hoàn thiện 03 quy trình kỹ thuật (Nuôi Bò đực lai, Dê lai Bách Thảo, thâm canh lúa nước, ).                  
3 240 lượt nông dân tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi                  
4 Mô hình trồng mới và thâm canh cây lúa nước tại phường Đoàn Kết với tổng diện tích 40ha                  
5 Mô hình chăn nuôi Bò đực lai Zebu tại xã Ia Rbol. Quy mô: 20 con                  
6 Mô hình nuôi Dê lai Bách Thảo tại phường Đoàn Kết. Quy mô: 100 con.                  
7 Báo cáo tổng kết dự án                  
8 01 bài báo                  
9                    
10                    
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ
3.1. Hiệu quả kinh tế:
Dự án góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở tiếp thu được tri thức khoa học - công nghệ để ứng dụng vào sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hình thành vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp của thị xã.
- Hiệu quả về kinh tế mô hình thâm canh cây lúa nước tại phường Đoàn Kết
* Các khoản chi phí trực tiếp cho 01 ha.
STT CHỈ TIÊU ĐVT Định mức Đơn giá (đ) Tổng cộng  
 
1 Giống lúa (Nguyên chủng) Kg 130 15.000 1.950.000  
2 Phân URê Kg 250 9.500 2.375.000  
3 Lân Kg 500 4.000 2.000.000  
4 Phân Ka Li Kg 150 11.000 1.650.000  
5 Thuốc BVTV (cỏ, bệnh) Kg 4 300.000 1.200.000  
9 Công cày, làm đất, chăm sóc Công 64 125.000 8.000.000  
10 Công thu hoạch       3.600.000  
Tổng Cộng       20.775.000  
Tổng Chi phí cho 40 ha       831.000.000  
           
* Hiệu quả kinh tế từ mô hình thâm canh cây lúa nước ( giống OM 6976):
          - Thu 01ha/vụ: 07tấn/ha x 5.200 đ = 36.400.000 đồng
          - Chi phí (làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, giống, vật tư, vận chuyển...) 01ha/vụ: 20.775.000 đồng
          - Lợi nhuận dự kiến 01 ha/vụ:
36.400.000 đ – 20.775.000 đ= 15.625.000 đồng.
Như vậy tổng lợi nhuận dự kiến 20 ha/01 năm là: 312.500.000 đồng
* Hiệu quả kinh tế từ mô hình thâm canh cây lúa nước ( giống hương thơm 1):
- Thu 01ha/vụ: 6.5 tấn/ha x 5.200 đ = 33.800.000 đồng
          - Chi phí (làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, giống, vật tư, vận chuyển...) 01ha/vụ: 20.775.000 đồng
          - Lợi nhuận dự kiến 01 ha/vụ:
33.800.000 đ – 20.775.000 đ= 13.025.000 đồng.
Như vậy tổng lợi nhuận dự kiến 20 ha/01 năm là: 260.500.000 đồng
* Hiệu quả kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò đực lai:  
          Doanh thu: Bê đực lai Zebu khi chuyển giao có trọng lượng khoảng  200kg, sau 6-8 tháng được nuôi dưỡng tốt bò sẽ trưởng thành đạt trọng lượng 250 – 300kg (giá trị 30-35 triệu đồng/con) và đưa vào phối giống. Dự kiến trong kỳ dự án (từ 2-3 năm) có 600-700 con bò cái địa phương trong vùng dự án được phối với bò lai Zebu (với tỷ lệ sinh sản đạt 80%) sẽ có 500 con bê lai ra đời, trong đó các hộ tham gia dự án mỗi hộ có 1-2 bê lai có giá trị gấp 1,5 lần so với bê địa phương, bê lai 01 năm tuổi đạt giá trị 15- 20 triệu đồng/con.
* Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi Dê lai:
Dê lai Bách Thảo là loài rất dễ nuôi, khả năng phòng bệnh cao. Dê là loài ăn tạp, ăn nhiều loại lá cây và cả phụ phế phẩm nông nghiệp khác chúng đều ăn được.
Bình quân, một Dê cái được nuôi dưỡng tốt, sau 12 tháng là bắt đầu sinh sản. Trung bình Dê đẻ khoảng 2 năm 3lứa, mỗi lứa 2-3 con. Nuôi khoảng 7-8 tháng dê lai Bách Thảo có thể đạt 25-30kg với giá bán hiện nay là 120.000 đồng/kg. Người nuôi Dê sẽ có thu nhập và nhanh thu hồi vốn.
3.2. Hiệu quả xã hội
- Dự án triển khai, mục tiêu là đưa các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong nông nghiệp đến được với rộng rãi người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số (tập huấn được 240 lượt người). Góp phần thay đổi dần tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao ý thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật để gia tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích, người dân đã quan tâm hơn đến đầu tư thâm canh cây trồng như khâu làm đất, sử dụng phân chuồng, bón phân đúng thời điểm, diệt cỏ dại và đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao vào sản xuất.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng các ngành nghề mới.
- Góp phần hoàn thiện mô hình phát triển Kinh tế - Xã hội nông thôn miền núi theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật đồng bộ.
- Xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất cho những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
- Góp phần đào tạo và phổ cập rộng rãi kiến thức Khoa học- kỹ thuật cho cộng đồng trên địa bàn thị xã phát triển.
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
icontop.png