CHUYÊN MỤC

Thông tin nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh Phát triển giống bò thịt chất lượng cao tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai

29/10/2020

Dự án: Phát triển giống bò thịt chất lượng cao tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai


- Mã số: KHGL-02-17
- Tổng kinh phí: 1.670 triệu đồng
Trong đó:     + Kinh phí SNKH: 1.270 triệu đồng
                   + Kinh phí từ các nguồn khác: 400 triệu đồng
Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2020)
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ, chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện chính nhiệm vụ:
+ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
+ Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Tôn Thất Dạ Vũ.
 Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện chính:
 
STT Tên cá nhân đã tham gia thực hiện Nội dung tham gia chính Ghi chú
1 ThS. Tôn Thất Dạ Vũ Chủ nhiệm dự án (phụ trách chung)  
2 ThS. Châu Thị Minh Long Thư ký dự án (lựa chọn, theo dõi mô hình, tập huấn và tổng hợp số liệu)  
3 TS. Trương La Thành viên theo dõi mô hình TTNT  
4 ThS. Đậu Thế Năm Thành viên theo dõi mô hình TTNT  
5 ThS. Ngô Văn Bình Thành viên lựa chọn, theo dõi mô hình, tập huấn và tổng hợp số liệu  
6 KS. Võ Trần Quang Thành viên lựa chọn, theo dõi mô hình, tập huấn và tổng hợp số liệu  
7 KS. Ksor Blăk Thành viên hướng dẫn kỹ thuật, lựa chọn, theo dõi mô hình  
8 KS. Quách Thị Hà Thành viên hướng dẫn kỹ thuật, lựa chọn, theo dõi mô hình  
 
 
Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức nghiệm thu:
+ Thời gian: tháng 11 năm 2020
+ Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
 
II. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về sản phẩm khoa học
Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
 
Số TT Tên sản phẩm Số lượng Khối lượng Chất lượng Ghi chú
Xuất sắc Đạt Không đạt Xuất sắc Đạt Không đạt Xuất sắc Đạt Không đạt
1 5 người dẫn tinh viên   X     X     X    
2 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò (100 người)   X     X     X    
3 Hội nghị đầu chuồng (60 người)   X     X     X    
4 Xây dựng mô hình TTNT bò tại một số địa phương (bò lai và bò cái đang mang thai) (3000 con)   X     X     X    
5 Mô hình chăn nuôi bò cái lai sinh sản kết hợp thụ tinh nhân tạo (29 con)   X     X     X    
6 Quy trình chăn nuôi bò lai theo hướng chuyên thịt (01 quy trình)   X     X     X    
7 Báo cáo tổng kết dự án   X     X     X    
8 Bài báo khoa học (02 bài)   X     X     X    
 
2. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Thông qua việc đào tạo và sử dụng đội ngũ kỹ thuật viên (mới và cũ) thụ tinh nhân tạo cho đàn bò tại huyện Krông Pa. Đến thời điểm kết thúc dự án đã có trên 3.000 bò cái nền được thụ tinh thành công từ nguồn tinh của dự án. Đã có 2.350 bò lai đã được sinh ra, còn lại bò cái nền đang mang thai. Qua 3 năm triển khai dự án đã góp phần thúc đẩy phát triển cả số lượng cũng như chất lượng đàn bò thịt của huyện Krông Pa. Năm 2017, toàn huyện có 62.000 con bò và có 16,8% bò lai đến tháng 6 năm 2020 có 63.211 con bò và có 25,0% bò lai. Hiện tại người dân chăn nuôi bò trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò từ tinh các giống bò chuyên thịt. Có thể thấy sự nhân rộng mô hình của dự án là rất tốt vì người dân đã thấy được tính khả thi khi phát triển đàn bò tại gia đình bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
 Dự án đã tập huấn cho 100 người dân về một số kỹ thuật chăn nuôi bò lai theo hướng chuyên thịt, giúp người dân chăn nuôi chuyển đổi từ chăn nuôi quảng canh sang bán thâm canh. Kết quả sinh trưởng tích lũy của bò lai theo hướng chuyên thịt lúc 18 tháng tuổi trong chăn nuôi đại trà cao hơn bò Vàng địa phương từ 109,9 đến 144,5%. Đến nay nhiều người dân chăn nuôi trong vùng đã mạnh dạn áp dụng quy trình chăn nuôi của dự án và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả về kinh tế xã hội:
Dự án đã góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi bò thịt tại địa phương. Trong điều kiện hiện nay, người chăn nuôi bò thịt tại các địa phương khi có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật có thể thu lãi cao hơn nuôi bò truyền thống đến 32,4%.
Ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò bởi tinh các giống bò chuyên thịt, quy trình chăn nuôi bò lai theo hướng chuyên thịt từ lúc sơ sinh đến 18 tháng tuổi dựa vào nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương đã nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò của huyện. Điều này hướng đến phát triển ngành chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa. Thông qua dự án tạo nguồn nhân lực trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò, người dân chăn nuôi không ngừng được nâng cao, tích lũy kinh nghiệm tạo tiền đề cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, đáp ứng người tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài ra thay đổi phương thức chăn nuôi từ quản canh sang bán chăn thả sử dụng đồng cỏ thâm canh, chế biến bảo quản phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh cho ăn tại chuồng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể công chăm sóc đàn bò nhưng lại đạt hiệu quả cao hơn cách chăn nuôi truyền thống, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân áp dụng phương pháp chăn nuôi này.
Áp dụng quy trình chăn nuôi bò lai theo hướng chuyên thịt theo từng giai đoạn sinh trưởng dựa vào nguồn thức ăn sẵn có sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương.
3. Về tiến độ thực hiện:
- Nộp hồ sơ đúng hạn X
- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng  
- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng  
 
 
 
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
icontop.png