CHUYÊN MỤC

Thông tin nghiệm thu cấp tỉnh dự án “Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu đảng sâm

14/07/2022

I. Thông tin chung
1. Tên nhiệm vụ “Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu đảng sâm (Codonopsis javanica Hook.f.et Thoms), đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms), nghệ vàng (Curcuma longa Linn) và đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Sieb.et Zucc Kitagawa) tại Gia Lai”.

2. Tổng kinh phí: 8.000 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương: 3.700 triệu đồng.
- Kinh phí từ nguồn khác: 4.300 triệu đồng.
3. Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2021.
Điều chỉnh đến tháng 6/2022 theo Quyết định số 3062/QĐ-BKHCN ngày 29/11/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc gia hạn thời gian thực hiện các dự án thuộc Chương trình NTMN.
4. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ, chủ nhiệm nhiệm vụ
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ: Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược liệu Gia Định tại Gia Lai. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Phan Võ Ngọc Quyền.
5. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức nghiệm thu
Thời gian: Dự kiến tháng 07 năm 2022. Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
II. Nội dung của nhiệm vụ
1. Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ
- Chuyển giao, tiếp nhận 12 quy trình công nghệ gồm: Quy trình kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm; Quy trình kỹ thuật nhân giống cây đinh lăng; Quy trình kỹ thuật nhân giống cây nghệ vàng; Quy trình kỹ thuật nhân giống cây đương quy Nhật Bản; Quy trình kỹ thuật trồng cây đảng sâm; Quy trình kỹ thuật trồng cây đinh lăng; Quy trình kỹ thuật trồng cây nghệ vàng; Quy trình kỹ thuật trồng cây đương quy Nhật Bản; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu đảng sâm; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu đinh lăng; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu nghệ vàng; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu đương quy Nhật Bản.
2. Xây dựng các mô hình
2.1. Mô hình xây dựng vườn sản xuất giống gốc và nhân giống 04 loại cây dược liệu đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản
2.1.1. Mô hình vườn sản xuất giống gốc
- Địa điểm thực hiện: làng Plong 1, xã Ia Hlôp, huyện Chư Sê và thôn 2, xã Sơ Pai, huyện Kbang tỉnh Gia Lai.
a. Mô hình vườn sản xuất giống đảng sâm
- Địa điểm thực hiện: Làng Plong 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư sê, tỉnh Gia Lai.
- Diện tích thực hiện: 0,2 ha
- Số lượng giống và tên giống: 1 giống, cây giống đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. et Thoms) do Trung tâm Nghiên cứu Trồng và Chế biến Cây thuốc Hà Nội cung cấp.
- Mật độ trồng: 111.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 30 cm x 30 cm.
b. Mô hình vườn sản xuất giống đinh lăng
- Địa điểm thực hiện: Làng Plong 1, xã Ia HLốp, huyện Chư sê, tỉnh Gia Lai.
- Số lượng giống và tên giống: 1 giống, giống đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) do Trung tâm Nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội cung cấp.
- Diện tích mô hình: 0,5 ha.
- Mật độ trồng 33.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 50cm x 60cm.
c. Mô hình vườn sản xuất giống nghệ vàng
- Địa điểm thực hiện: Làng Plong 1, xã Ia Hlôp, huyện Chư sê, tỉnh Gia Lai.
- Diện tích thực hiện: 0,2 ha.
- Số lượng giống và tên giống: 1 giống, củ giống nghệ vàng (Curcuma longaLinn) do Trung tâm Nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội cung cấp.
- Mật độ trồng 133.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 25cm x 30cm.
d. Mô hình vườn sản xuất giống đương quy Nhật Bản
- Địa điểm thực hiện tại: Thôn 2, xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
- Diện tích thực hiện: 0,2 ha
- Số lượng giống và tên giống: 1 giống, giống đương quy Nhật Bản (Angelicaacutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa) do Trung tâm Nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội cung cấp.
- Thời gian gieo hạt: tháng 2/2019, gieo trên luống, sau khi cây đạt 5-7 lá thật thì đánh cây trồng trên ruộng.
- Mật độ trồng: 111.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 30 cm x 30 cm.
e. Kết quả xây dựng các mô hình vườn sản xuất giống gốc
Cây nở hoa, đậu quả cho thu hoạch hạt giống của vườn giống gốc đương quy tại các thời điểm đạt tỷ lệ từ 24,45 – 26,68% và khối lượng hạt trung bình thu được trên cây từ 5,12 – 5,84 gam.
Khối lượng hạt giống đương quy thu được tại các thời điểm thu hoạch đạt từ 26,41 – 31,70 kg/0,2 ha và tổng khối lượng hạt giống thu được trong 2 vụ đạt khoảng 58,11kg.
STT Mô hình vườn giống Theo thuyết
minh
Kết quả Mức độ thực
hiện (%)
1 Cây đảng sâm 10 kg hạt 11 kg hạt Vượt 01 kg,
đạt 10%
2 Cây đinh lăng 500.000 cây 510.000 cây Vượt 10 cây,
đạt 2%
3 Cây nghệ vàng 4.000 kg củ 4.500 kg củ Vượt 500 kg, đạt 12,5%
4 Cây đương quy Nhật Bản 50 kg hạt
 
54 kg hạt
 
Vượt 4 kg,
đạt 8%
 
Nhìn chung, các mô hình vườn sản xuất giống gốc đã tạo ra sản phẩm hạt giống đảng sâm, đương quy Nhật Bản, củ giống nghệ vàng và cây giống đinh lăng đảm bảo và vượt yêu cầu so với thuyết minh đề ra từ 2 – 12,5%.
2.1.2. Xây dựng nhà lưới và nhân giống đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản
a. Xây dựng nhà lưới ươm giống
Nhà lưới nhân giống được xây dựng theo hình thức bán kiên cố bằng cọc sắt; vật liệu che là lưới đen che nắng để có thể che mưa và điều khiển được cường độ ánh sáng, huấn luyện cây giống trước khi đưa ra trồng trên đồng ruộng. Nhà lưới ươm giống được trang bị hệ thống tưới nước bét phun mưa.
Nhà lưới được xây dựng với diện tích 2.000 m2, chia thành 2 khu vực gồm khu gieo ươm có diện tích 1.000 m2 và khu huấn luyện cây có diện tích 1.000 m2. Được trang bị hệ thống tưới phun mưa, mái che nắng phía trên và có ni long chắn nước mưa.
STT Mô hình nhân giống Theo thuyết minh Kết quả
1 Diện tích vườn ươm 500 m2 2.000 m2
2 Cây đinh lăng 500.000 cây 510.000 cây
3 Cây đương quy 0 250.000 cây
4 Cây đảng sâm 0 300.000 cây
 
Kết quả xây dựng mô hình vườn ươm giống cho thấy: Diện tích mô hình xây dựng đạt 2.000 m2, đảm bảo đúng đủ theo thuyết minh. Khối lượng cây giống đã tạo ra là 510.000 cây đinh lăng, 250.000 cây đương quy Nhật Bản đã cung cấp cho hộ dân, Hợp tác xã trên địa bàn trồng sản xuất. Bên cạnh đó, dự án đã sản xuất được khoảng 300.000 cây đảng sâm để trồng mô hình thâm canh tại Chư Sê.
b. Kết quả triển khai thực hiện mô hình nhân giống:
b.1. Mô hình nhân giống Đảng sâm:
Tiêu chuẩn giống khi xuất vườn: Cây giống sau khi ở vườn ươm có đủ tiêu
chuẩn (chiều cao cây, số lá thật, chiều dài rễ củ và đường kính rễ củ, tuổi của cây) và cây con khỏe mạnh, không nhiễm các loại sâu bệnh hại thì có thể xuất vườn.
 
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Kết quả
1 Tuổi cây giống Ngày 70 - 80
2 Chiều cao cây trung bình Cm 21,46 – 34,23
3 Số lá thật trung bình trên cây 5,62 – 7,88
4 Chiều dài rễ củ trung bình Cm 5,77 – 9,24
5 Đường kính rễ củ trung bình Mm 25,48 – 37,16
6 Tỷ lệ xuất vườn % 78,16 – 83,04
Qua quá trình theo dõi cho thấy bước đầu một số chỉ tiêu xác định cây giống đảng sâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn có chiều cao từ 21,46 – 34,23 cm, có 5,62 – 7,88 lá thật và có tuổi cây từ 70 – 80 ngày. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn đạt từ 78,16 – 83,04 %.
Chiều dài trung bình rễ củ của cây giống đảng sâm khi xuất vườn đạt từ 5,77 – 9,24 cm và đường kính rễ củ biến động từ 25,48 – 37,16 mm.
b.2. Mô hình nhân giống đinh lăng:
Tiêu chuẩn giống khi xuất vườn: Cây giống sau khi ở vườn ươm có đủ tiêu
chuẩn (chiều cao cây, số lá thật, đường kính thân, tuổi của cây) và cây con khỏe mạnh, không nhiễm các loại sâu bệnh hại thì có thể xuất vườn.
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Kết quả
1 Tuổi cây giống Ngày 75 - 85
2 Chiều cao cây trung bình Cm 12,55 - 14,90
3 Số lá thật trung bình trên cây 5,84 - 6,75
4 Đường kính thân trung bình Cm 0,48 – 0,67
6 Tỷ lệ xuất vườn % 80,69 – 84,26
Kết quả tổng hợp cho thấy, bước đầu một số chỉ tiêu xác định cây giống đinh lăng đạt tiêu chuẩn xuất vườn có chiều cao từ 12,55 – 14,90 cm, có 5,84 – 6,75 lá thật, đường kính thân trung bình đạt từ 0,48 – 0,67 cm.
Tuổi của cây từ 75-85 ngày sau giâm thì tỷ lệ cây giống đinh lăng đạt tiêu chuẩn xuất vườn từ 80,69 – 84,26 %.
 b.3. Mô hình nhân giống nghệ vàng
Tiêu chuẩn giống nghệ khi xuất vườn: Cây giống sau khi ở vườn ươm có đủ tiêu chuẩn (chiều cao cây, số lá thật, tuổi của cây) và cây con khỏe mạnh, không nhiễm các loại sâu bệnh hại thì có thể xuất vườn.
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Kết quả
1 Tuổi cây giống Ngày 15-20
2 Chiều cao cây trung bình Cm 5,78 – 6,34
3 Số lá thật trung bình trên cây 1,25 – 1,46
4 Tỷ lệ xuất vườn % 92,31 – 94,17
Các kết quả theo dõi được cho thấy: Tuổi cây giống đạt 15 - 20 ngày sau giâm sẽ đạt tiêu chuẩn xuất vườn với chiều cao cây trung bình đạt 5,78 – 6,34 cm, số lá trung bình đạt từ 1,25 – 1,46 lá và tỷ lệ xuất vườn đạt từ 92,31 – 94,17%.
b.4. Mô hình nhân giống cây đương quy Nhật Bản
Tiêu chuẩn giống khi xuất vườn: Cây giống sau khi ở vườn ươm có đủ tiêu
chuẩn (chiều cao cây, số lá, đường kính rễ củ, tuổi của cây) và cây con khỏe mạnh, không nhiễm các loại sâu bệnh hại thì có thể xuất vườn.
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Kết quả
1 Tuổi cây giống Ngày 75 - 90
2 Chiều cao cây trung bình Cm 12,42 – 15,23
3 Số lá thật trung bình trên cây 5,12 – 6,68
4 Đường kính rễ củ trung bình Cm 0,33 – 0,41
5 Tỷ lệ xuất vườn % 82,44 – 89,12
Qua quá trình theo dõi cho thấy bước đầu một số chỉ tiêu xác định cây giống đương quy Nhật Bản đạt tiêu chuẩn xuất vườn có chiều cao từ 12,42 – 15,23 cm, có 5,12 – 6,68 lá thật và đường kính rễ củ trung bình từ 0,33 – 0,41
cm. Tuổi của cây giống đạt thời gian từ 75 – 90 ngày sẽ cho tỷ lệ cây xuất vườn cao từ 82,44 – 89,12%.
Đơn vị chủ trì đã xây dựng hoàn thiện 01 nhà lưới phục vụ
nhân giống với diện tích 2.000 m2 có ni lông chắn mưa, lưới chắn côn trùng và hệ thống tưới phun mưa đảm bảo. Kết thúc mô hình, sản xuất hạt giống, cây giống và củ giống như sau:
Sản phẩm hoàn thành của mô hình sản xuất giống cây dược liệu
TT Tên sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Mức độ TH
(%)
1 Cây đảng sâm 10 kg 11 kg Đạt 110%
2 Cây đinh lăng 500.000 cây 510.000 cây Đạt 102%
3 Cây nghệ vàng 4.000 kg 4.500 kg Đạt 112,5%
4 Cây đương quy
Nhật Bản
50 kg 54 kg Đạt 108%
Các mô hình đã cho thu hoạch được 4.500 kg củ giống nghệ; nhân ươm
510.000 cây giống đinh lăng, 11 kg hạt giống đảng sâm và 54 kg hạt giống đương quy Nhật Bản so với yêu cầu của thuyết minh đề ra.
2.2. Mô hình trồng thâm canh 04 loại cây dược liệu đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản theo tiêu chuẩn GACP – WHO
- Địa điểm: Làng Plong 1, xã Ia Hlôp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
a1. Mô hình trồng thâm canh cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.et Thoms)
STT Mô hình
trồng tại
Diện tích
(ha)
Năng suất thực
thu (tấn tươi/ha)
Tỷ lệ
tươi/khô
Năng suất
dược liệu
(tấn khô/ha)
1 Lô 1 1 10,603 5,26 2,016
2 Lô 2 1 12,325 5,23 2,357
3 Lô 3 1 11,159 5,22 2,138
4 Lô 4 1 10,210 5,31 1,923
5 Lô 5 1 10,792 5,26 2,052
Tổng cộng 5 55,089 10,485    
Trung bình 1 ha 11,018 5,26 2,097    
Kết quả tổng hợp thu hoạch đảng sâm ở các lô trồng mô hình cho thấy, năng suất thực thu đạt trung bình từ 10,210 – 12,235 tấn tươi/ha; trung bình đạt 11,018 tấn tươi/ha. Tổng sản lượng đảng sâm của mô hình đạt được là 55,089 tấn tươi/05 ha.
Với tỷ lệ tươi/khô từ 5,23 – 5,23 kg tươi sẽ thu được 01 kg dược liệu đảng sâm khô thì năng suất dược liệu đảng sâm ở các lô của mô hình đạt từ 1,923 – 2,357 tấn khô/ha; trung bình đạt 2,097 tấn khô/ha/2 năm. Tổng sản lượng dược liệu đảng sâm của mô hình là 10,485 tấn khô/05 ha/2 năm.
a2. Mô hình trồng thâm canh cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms)
STT Mô hình
trồng tại
Diện tích
(ha)
Năng suất
thực thu (tấn
tươi/ha)
Tỷ lệ
tươi/khô
Năng suất
dược liệu
(tấn khô/ha)
1 Lô 1 1 41,201 4,78 8,188
2 Lô 2 1 42,454 4,73 8,527
3 Lô 3 1 42,272 4,81 8,349
4 Lô 4 1 41,918 4,78 8,331
5 Lô 5 1 41,906 4,74 8,399
Tổng cộng 5 209,751 41,794    
Trung bình 1 ha 41,950 4,77 8,359    
Kết quả tổng hợp thu hoạch đinh lăng ở các lô trồng mô hình cho thấy, năng suất đinh lăng thực thu đạt trung bình từ 41,201 – 42,454 tấn tươi/ha; trung bình đạt 41,950 tấn tươi/ha. Tổng sản lượng đinh lăng của mô hình đạt được là 209,751 tấn tươi/05 ha/3 năm.
Tỷ lệ tươi/khô trong quá trình sơ chế dược liệu đinh lăng đạt tỷ lệ từ 4,73 – 4,81 kg tươi sẽ thu được 01 kg dược liệu đinh lăng khô. Năng suất dược liệu đinh lăng ở các lô của mô hình đạt từ 8,188 – 8,527 tấn khô/ha; trung bình đạt 8,359 tấn khô/ha.
Tổng sản lượng dược liệu đinh lăng của mô hình là 41,794 tấn khô/05 ha/3 năm. Như vậy, sau 3 năm triển khai mô hình tại huyện Chư Sê, cây đinh lăng sinh trưởng phát triển và đạt năng suất tương đối tốt. Điều này chứng tỏ cây đinh lăng phù hợp với điều kiện về khi hậu và thổ nhưỡng tại đây và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc đảm bảo yêu cầu cho cây đinh lăng sinh trưởng phát triển tốt.
a3. Mô hình trồng thâm canh cây nghệ vàng (Curcuma longa Linn)
STT Mô hình
trồng tại
Diện tích
(ha)
Năng suất thực
thu (tấn tươi/ha)
Tỷ lệ
tươi/khô
Năng suất
dược liệu
(tấn khô/ha)
1 Lô 1 1 24,863 5,35 4,647
2 Lô 2 1 26,318 5,24 5,023
3 Lô 3 1 27,889 5,19 5,374
4 Lô 4 1 24,912 5,28 4,718
5 Lô 5 1 24,328 5,20 4,679
Tổng cộng 5 128,311 24,440    
Trung bình 1 ha 25,662 5,25 4,888    
Kết quả tổng hợp thu hoạch nghệ vàng ở các lô trồng mô hình cho thấy, năng suất nghệ thực thu đạt trung bình từ 24,328 – 27,889 tấn tươi/ha; trung bình đạt 25,662 tấn tươi/ha. Tổng sản lượng nghệ vàng của mô hình đạt được là 128,311 tấn tươi/05ha/năm.
Tỷ lệ tươi/khô trong quá trình sơ chế dược liệu nghệ vàng biến động từ 5,19 –5,35 kg tươi sẽ thu được 01 kg dược liệu nghệ vàng khô. Năng suất dược liệu nghệ vàng ở các lô của mô hình đạt từ 4,647 – 5,374 tấn khô/ha; trung bình đạt 4,888 tấn khô/ha. Tổng sản lượng dược liệu nghệ vàng đạt được của mô hình là 24,440 tấn khô/05 ha/năm.
Như vậy, mô hình trồng nghệ vàng tại huyện Chư Sê, cây sinh trưởng phát triển và đạt năng suất tương đối tốt. Điều này chứng tỏ các biện pháp kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc đảm bảo yêu cầu cho cây nghệ vàng sinh trưởng phát triển tốt.
a4. Mô hình trồng thâm canh cây đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Sieb.et Zucc) Kitagawa)
STT Mô hình
trồng tại
Diện tích
(ha)
Năng suất
thực thu (tấn
tươi/ha)
Tỷ lệ
tươi/khô
Năng suất
dược liệu
(tấn khô/ha)
1 Lô 1 1 15,775 5,10 3,093
2 Lô 2 1 17,956 5,05 3,556
3 Lô 3 1 17,623 5,08 3,469
4 Lô 4 1 16,718 4,94 3,384
5 Lô 5 1 16,860 5,03 3,352
Tổng cộng 5 84,932 16,854    
Trung bình/ha 16,986 5,04 3,371    
Kết quả tổng hợp thu hoạch đương quy Nhật Bản ở các lô trồng mô hình
cho thấy, năng suất đương quy thực thu đạt trung bình từ 15,775 – 17,956 tấn
tươi/ha; trung bình đạt 16,986 tấn tươi/ha. Tổng sản lượng đương quy của mô
hình đạt được là 84,932 tấn tươi/05ha/2năm.
Tỷ lệ tươi/khô trong quá trình sơ chế dược liệu đương quy biến động từ
4,94 – 5,10 kg tươi sẽ thu được 01 kg dược liệu đương quy khô. Năng suất dược
liệu đương quy ở các lô của mô hình đạt từ 3,093 – 3,556 tấn khô/ha; trung bình
đạt 3,371 tấn khô/ha. Tổng sản lượng dược liệu đương quy đạt được của mô
hình là 16,854 tấn khô/05 ha/2năm.
Như vậy, mô hình trồng đương quy Nhật Bản tại huyện Chư Sê sinh trưởng phát triển và đạt năng suất tương đối tốt. Điều này chứng tỏ cây đương quy Nhật Bản phù hợp với điều kiện thổ nhưởng và khí hậu khu vực canh tác; Các biện pháp kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc đảm bảo yêu cầu cho cây đương quy sinh trưởng phát triển tốt.
b. Sản phẩm của mô hinh trồng thâm canh cây dược liệu
Các mô hình thâm canh cây dược liệu với diện tích 05 ha đảng sâm, đinh lăng 05 ha, nghệ vàng 05 ha và 05 ha đươngquy Nhật Bản. Vườn cây các mô hình sinh trưởng phát triển tương đối tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại.

TT
Tên sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Mức độ TH
(%)
1 Cây đảng sâm 5 ha 5 ha Đạt 100%
2 Cây đinh lăng 5 ha 5 ha Đạt 100%
3 Cây nghệ vàng 5 ha 10 ha Vượt 50%
4 Cây đương quy
Nhật Bản
5 ha 7 ha Vượt 25%
2.3. Mô hình thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu
- Địa điểm thực hiện: Thôn 7, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
a) Chế biến các sản phẩm của mô hình
* Sơ chế dược liệu đảng sâm
Sau khi áp dụng quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu đảng sâm của Viện Dược liệu; kết hợp với điều kiện sơ chế biến sẵn có của Công ty. Dự án đã xây dựng thành công mô hình thu hoạch, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm đảng sâm đạt sản lượng 10.479 kg dược liệu khô, sản phẩm dược liệu đảng sâm có chất lượng cảm quan tốt, có mặt ngoài hơi vàng nâu, bên trong vàng ngà, thể chất chắc và đạt chuẩn các chỉ tiêu về chất lượng so với quy định trong dược điển Việt Nam V.
* Sơ chế dược liệu đinh lăng
Sau khi áp dụng quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu đinh lăng của Viện Dược liệu; kết hợp với điều kiện sơ chế biến sẵn có của Công ty. Dự án đã xây dựng thành công mô hình thu hoạch, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm đinh lăng đạt sản lượng gần 21.109 kg dược liệu khô, sản phẩm dược liệu đinh lăng có chất lượng cảm quan tốt, mặt cắt ngang màu vàng nhạt, mặt ngoài màu trắng xám, có mùi thơm đặc trưng, thể chất dược liệu chắc và dễ bẻ gãy và đạt chuẩn các chỉ tiêu về chất lượng so với quy định trong dược điển Việt Nam V.
* Sơ chế dược liệu nghệ vàng
Sau khi áp dụng quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu nghệ vàng của Viện Dược liệu; kết hợp với điều kiện sơ chế biến sẵn có của Công ty. Dự án đã xây dựng thành công mô hình thu hoạch, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm nghệ vàng đạt sản lượng hơn 23,7 kg dược liệu khô, sản phẩm dược liệu nghệ vàng có chất lượng cảm quan tốt, có vàng cam khá đồng đều, mùi thơm hắc, vị hơi đắng, hơi cay nhẹ, thể chất chắc, khô hơi cứng và đạt chuẩn các chỉ tiêu về chất lượng so với quy định trong dược điển Việt Nam V.
* Sơ chế dược liệu đương quy Nhật Bản
Sau khi áp dụng quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu đương quy của Viện Dược liệu; kết hợp với điều kiện sơ chế biến sẵn có của Công ty. Dự án đã xây dựng thành công mô hình thu hoạch, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm đương quy đạt sản lượng hơn 15.605 kg dược liệu khô, sản phẩm dược liệu đương quy có chất lượng cảm quan tốt, có mặt ngoài nâu vàng nhẹ, bên trong màu trắng ngà có vân tròn, thể chất chắc và đạt chuẩn các chỉ tiêu về chất lượng so với quy định trong dược điển Việt Nam V.

3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn và hội nghị đầu bờ

3.1. Kết quả đào tạo kỹ thuật viên
Đã phối hợp với Viện Dược liệu đào tạo kỹ thuật cho tổng số 10 KTV thuộc công ty. Các học viên đã thao tác thành thạo và làm chủ được các quy trình công nghệ được đào tạo. Đây là những hạt nhân kỹ thuật trực tiếp triển khai dự án và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia dự án; được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp đào tạo của Viện Dược liệu, Bộ Y tế.
3.2. Tập huấn kỹ thuật
Đã phối hợp với đơn vị chuyển giao tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ thuật cho công nhân của công ty và các hộ dân trong vùng dự án, với tổng số người tham gia là 150 hộ nông dân. Sau khi tập huấn, các hộ dân tham gia dự án đã cơ bản nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch bảo quản và phân loại 04 loại cây dược liệu. Ngoài ra, còn được bổ sung kiến thức về kỹ thuật sản xuất nghệ giống và sơ chế biến đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản khi cần thiết.
III. Sản phẩm đã hoàn thành
Báo cáo tổng kết dự án.
Quy trình công nghệ chuyển giao.
Các mô hình: (1) Mô hình xây dựng vườn sản xuất giống gốc và nhân giống 04 loại cây dược liệu đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản; (2) Mô hình trồng thâm canh 04 loại cây dược liệu đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản theo tiêu chuẩn GACP – WHO; (3) Mô hình thu hoach sơ chế biến dược liệu từ đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản.
Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở; Tập huấn nông dân.

IV. Hiệu quả  kinh tế, xã hội và môi trường của nhiệm vụ

1. Hiệu quả kinh tế
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, dự án đã mang lại tổng số lợi nhuận cho đơn vị là 1.138.400.000 đồng (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 12,08%), bình quân mỗi năm lãi ròng 380.000.000 đồng. Dự án, đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và các hộ dân tham gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp tại huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
2. Về hiệu quả xã hội
Bước đầu, dự án đã tạo công ăn việc làm cho gần 20 lao động nông thôn tại địa phương với mức thu nhập bình quân 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.
Sau khi dự án được triển khai, người dân đã được tập huấn, áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào cây trồng nông nghiệp nói chung và trồng dược liệu nói riêng.
Góp phần thay đổi dần được tập quán canh tác cũng như nhận thức của người dân trong việc trồng và chăm sóc cây trồng. Đặc biệt là trồng và chăm sóc cây theo hướng GACP –WHO.
Cơ sở chế biến dược liệu của công ty ngoài sơ chế biến đảng sâm, đinh lăng, nghệ vàng và đương quy Nhật Bản còn có khả năng sơ chế biến các loại dược liệu khác trong địa bàn tỉnh. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã liên kết với công ty để sản xuất các sản phẩm dược liệu khác.
Do có cơ sở chế biến đặt trực tiếp tại vùng nguyên liệu, tạo tâm lý yên tâm cho người dân về đầu ra cho sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu lớn và tập chung một cách thuận tiện hơn.
3. Về hiệu quả môi trường
Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí GACP để sản xuất dược liệu sạch làm nguyên liệu dược liệu do đó các yếu tố môi trường luôn được đảm bảo. Các nguycơ có thể tác động đến môi trường như hóa chất BVTV, nước thải, phân bón... đều được kiểm soát ở ngưỡng an toàn, không để ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, mô hình trồng xen trong diện tích cây lâu năm (cây cao su, dưới tán rừng) nên hạn chế được hiện tượng xử lý rác thác không an toàn, làm ô nhiễm môi trường đất và nước.
Mô hình sơ chế biến được áp dụng công nghệ tiên tiến và có quy trình xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn nên không ảnh hưởng tới môi trường.
Thông tin bài: Lan Phương
 
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
icontop.png