CHUYÊN MỤC

Thông tin nghiệm thu cấp cơ sở dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi:

16/06/2021

“Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê và hồ tiêu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

I. Thông tin chung
1. Tên nhiệm vụ “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê và hồ tiêu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai”.
2. Tổng kinh phí: 4.000 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương:  1.740 triệu đồng.
-  Kinh phí từ sự nghiệp khoa học địa phương: 0 đồng.
- Kinh phí từ nguồn khác (đối ứng của người dân): 2.260 triệu đồng.
3. Thời gian thực hiện: 30 tháng từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2021.
Điều chỉnh 30 tháng đến 4/2021 theo Quyết định số 2472/QĐ-BKHCN ngày 08/9/2020 của Bộ KH&CN về việc phê gia hạn thời gian thực hiện dự án.
4. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ, chủ nhiệm nhiệm vụ
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lê Minh Hải.
5. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức nghiệm thu
Thời gian: Dự kiến tháng 06 năm 2021.Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
II. Nội dung của nhiệm vụ
1. Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Gia Lai và xây dựng vùng triển khai thực hiện dự án
Đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nộng nghiệp tại 4 xã thuộc 04 huyện thuộc tỉnh Gia Lai (xã Dun, huyện Chư Sê; xã Ia Me, huyện Chư Prông; xã H’Neng, huyện Đắk Đoa và xã Ia Pếch, huyện Ia Grai), thời gian từ 4/2019 đến 7/2019.
2. Chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước
- Đã tiếp nhận và hoàn thiện 04 Quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước trên hai loại cây trồng (Cà phê và Hồ tiêu): Quy trình tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa) trên cây Cà phê; Quy trình tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa) trên cây Hồ tiêu; Quy trình tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt) trên cây Cà phê; Quy trình tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt) trên cây Hồ tiêu.
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê bằng hai thứ tiếng Việt – Jrai (500 cuốn) và sổ tay hướng dẫn tưới tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu bằng 2 thứ tiếng Việt – Jrai (500 cuốn).
3. Xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước
3.1. Xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây Cà phê
- Thời gian thực hiện 02 vụ trong 2 năm: Năm thứ nhất từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2019, năm thứ haitừ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020.
- Địa điểm tại xã Dun huyện Chư Sê, Xã Ia Me huyện Chư Prông, xã H’Neng huyện Đăk Đoa và xã Ia Pếch huyện Ia Grai. Dự án đã tổ chức triển khai mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây Cà phê, với qui mô 15 ha (tưới phun mưa 10 ha, tưới nhỏ giọt 5 ha). Đối tượng là vườn cà phê TR 4, xanh lùn giai đoạn kinh doanh.
3.2. Mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây Hồ tiêu
- Thời gian thực hiện 02 vụ trong 2 năm: Năm thứ nhất từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2020, năm thứ hai từ tháng 2/2020 đến tháng 2/2021.
- Địa điểm tại xã Dun huyện Chư Sê, Xã Ia Me huyện Chư Prông, xã H’Neng huyện Đăk Đoa và xã Ia Pếch huyện Ia Grai. Dự án đã tổ chức triển khai mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây hồ tiêu, với qui mô 15 ha (tưới phun mưa 5 ha, tưới nhỏ giọt 10 ha). Đối tượng là vườn giống hồ tiêu Vĩnh Linh giai đoạn kinh doanh.
III. Sản phẩm đã hoàn thành
Báo cáo tổng kết dự án.
Quy trình công nghệ chuyển giao.
Mô hình tưới tiết kiệm nước.
Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở; Tập huấn nông dân .
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật bằng hai thứ tiếng Việt – Jrai

IV. Hiệu quả  kinh tế, xã hội và môi trường của nhiệm vụ

1. Hiệu quả kinh tế
1.1. Hiệu quả kinh tế mô hình tưới tiết kiệm trên cây Cà phê
1.1.1. Mô hình tưới phun mưa
Mô hình tưới tiết nước tưới phun mưa trên cây Cà phê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm (tưới tràn, tưới rãnh). Công lao động giảm từ 88 công xuống còn 68 công (trong đó công tưới nước giảm nhiều nhất). Lợi nhuận ròng thu được trên 01 ha Cà phê sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước là 38.568.000 đồng/ha/năm.
Với lợi nhuận ròng cho 1ha trong năm như vậy thì thời gian thu hồi vốn đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm nước phun mưa trên diện tích 01 ha Cà phê vào khoảng 02 năm.
1.1.2. Mô hình tưới nhỏ giọt
Mô hình tưới tiết nước (tưới nhỏ giọt) trên cây Cà phê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm (tưới tràn, tưới rãnh). Công lao động giảm từ 88 công xuống còn 63 công (công tưới nước giảm nhiều nhất). Lợi nhuận ròng thu được trên 01 ha Cà phê cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm là 41.000.000 đồng/ha/năm.
Với lợi nhuận ròng/ha/năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích 01 ha Cà phê vào khoảng gần 02 năm.
1.2. Hiệu quả kinh tế mô hình tưới tiết kiệm trên cây Hồ tiêu
1.2.1. Mô hình tưới phun mưa
Mô hình tưới tiết nước (tưới phun mưa) trên cây Hồ tiêu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm (tưới tràn, tưới rãnh). Công lao động giảm từ 119 công xuống còn 92 công (công tưới nước giảm nhiều nhất). Lợi nhuận ròng thu được trên 01 ha Hồ tiêu cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm là 58.000.000 đồng/ha/năm.
Với lợi nhuận ròng/ha/năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư hệ thống tưới phun mưa trên diện tích 01 ha Hồ tiêu vào khoảng gần 01 năm.
1.2.2. Mô hình tưới nhỏ giọt
Mô hình tưới tiết nước (tưới nhỏ giọt) trên cây Hồ tiêu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm (tưới tràn, tưới rãnh). Công lao động giảm từ 119 công xuống còn 90 công (công tưới nước giảm nhiều nhất). Lợi nhuận ròng thu được trên 01 ha Hồ tiêu cao hơn so với mô hình không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm là 59.000.000 đồng/ha/năm.
Với lợi nhuận ròng/ha/năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích 01 ha Hồ tiêu vào khoảng gần 01 năm.
2. Về hiệu quả xã hội
- Là công cụ định lượng, quản lý tốt và kiểm soát được tổng lượng nước dùng, thông qua các quy trình tưới tiết kiệm nước đã được xác định cho một số loại cây trồng trong dự án, điều này giúp cho các nhà quản lý thủy lợi có điều kiện tham chiếu trong việc cải tiến chính sách thủy lợi trong tương lai.
- Dự án đã làm thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc Jrai, Ba Na trong quá trình sử dụng nguồn nước tưới phù hợp, giúp người dân có ý thức về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và phát triển bền vững.
- Đủ duy trì nước tưới trong năm (Cây Cà phê, cây Hồ tiêu) và có điều kiện mở rộng thêm diện tích canh tác cho vùng đất dốc thiếu nước, khô hạn về mùa khô, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Gia Lai đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
Kết quả ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây Cà phê và cây Hồ tiêu đã mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội, đó là khả năng tiết kiệm một lượng nước lớn từ 500 m3 đến hàng ngàn khối nước tưới trên một héc ta canh tác hàng năm; Với một phép tính đơn giản rằng nếu trên diện tích canh tác Cà Phê (năm 2019: 83.000 ha) và Hồ tiêu (năm 2019: 12.000 ha) được ứng dụng khoảng 50% kỹ thuật tưới tiết kiệm nước thì hàng năm kỹ thuật tưới này có thể tiết kiệm cho tỉnh Gia Lai khoảng 50 triệu khối nước phục vụ các ngành kinh tế, trồng rừng và bảo vệ môi trường rất có ý nghĩa cho toàn xã hội.
3. Về hiệu quả môi trường
Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là một trong giải pháp quan trọng và cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. Đây là phương pháp tưới tiết kiệm nước, giảm lượng nước tưới rất lớn so với tưới tràn truyền thống.
Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đã làm giảm áp lực khai thác nước ngầm và đảm bảo đủ nước sử dụng trong cả mùa khô, giảm được lượng nước tưới trong sản xuất nông nghiệp, một yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững vùng đất dốc, thiếu nước như vùng Gia Lai.
Tạo điều kiện phục hồi hệ sinh thái của các vùng đất bị dốc, thiếu nước, hạn hán, xói mòn.
 
Lan Phương – Phòng QLKH&CNCS
 
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
icontop.png