[Mã số KHGL – 01 – 21]
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nghiêm Tiến Chung.
* Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu tại vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phục vụ cho bảo tồn nguồn gen cây dược liệu nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra phân bố, sinh thái và xây dựng được danh mục các loài cây dược liệu có tại vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
- Xác định được trữ lượng của nguồn tài nguyên dược liệu tại Vườn và tình hình gây trồng, khai thác dược liệu ở vùng đệm có liên quan;
- Thu thập (sưu tập) các loài cây dược liệu, xây dựng bản đồ phân bố của các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
- Bảo tồn một số cây dược liệu, có khả năng sản xuất đại trà (Xây dựng được vườn lưu giữ nguồn gen của các loài thu thập và vườn bảo tồn nguồn gen của các loài cây thuốc có tiềm năng phát triển, xây dựng được quy trình nhân giống và trồng trọt của 03 loài cây dược liệu trong các loài có tiềm năng nhân, trồng và phát triển tại Gia Lai).
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
- Vườn lưu giữ các loài cây dược liệu quý. Quy mô 500m
2.
- Vườn sưu tập bảo tồn các loài dược liệu tại Vườn. Quy mô 1.000m
2.
- Báo cáo kết quả điều tra, thu thập nguồn gen, trữ lượng, khai thác các nguồn gen cây dược liệu tại vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
- Báo cáo kết quả thu thập mẫu nguồn gen và xây dựng vườn lưu mẫu các loài cây dược liệu.
- Bản đồ phân bố tự nhiên các loài dược liệu nguy cấp, quý, hiếm tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Bản đồ số (định dạng Shapfile), tỷ lệ 1/25.000.
- Báo cáo kết quả giám định tên khoa học, phân tích chất lượng dược liệu của 03 loài có giá trị kinh tế cao.
- Quy trình nhân giống 03 loài cây dược liệu có giá trị.
- Quy trình trồng 03 loài cây dược liệu có giá trị.
- 02 bài báo khoa học.
* Thời gian thực hiện: 36 tháng.
* Kinh phí SNKH tỉnh: 2.300 triệu đồng (
Bằng chữ: Hai tỷ ba trăm triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 1.019,882 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 865,169 triệu đồng.
+ Năm thứ ba: 414,949 triệu đồng.
2. Tên đề tài: “Xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
[Mã số KHGL – 02 – 21]
- Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Gia Lai.
- Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Tạ Thị Điệp.
* Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm cho học sinh sinh viên (HSSV) là người dân tộc thiểu số (DTTS) phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp. Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống cho thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được nhu cầu lao động của doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng chương trình đào tạo hội nhập, thân thiện, lồng ghép kỹ năng sống, thích ứng với thị trường lao động hiện nay và những năm tiếp theo.
- Tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề để tạo việc làm cho thanh niên DTTS sau khi ra trường.
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
- Chương trình đào tạo tích hợp các kỹ năng mềm dành cho thanh niên DTTS.
- 05 bản cam kết ký hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp về liên kết đào tạo, tuyển dụng HSSV là người DTTS.
- 90 HSSV là người DTTS tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo nghề có việc làm ổn định tại doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả đào tạo 03 mô hình liên kết với doanh nghiệp.
- 05 báo cáo chuyên đề.
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài.
- 04 bài báo (02 bài đăng trên tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN); 02 bài báo tuyên truyền
(đăng trên báo Gia Lai, Tạp chí Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai).
- 01 video về hướng nghiệp, kết nối việc làm với doanh nghiệp cho thanh niên người DTTS (20 phút).
- 50 ảnh màu đảm bảo công tác tuyên truyền.
* Thời gian thực hiện: 24 tháng.
* Kinh phí SNKH tỉnh: 626,0 triệu đồng (
Bằng chữ: Sáu trăm hai mươi sáu triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 364,570 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 261,430 triệu đồng.
3. Tên nhiệm vụ: “Thực trạng và giải pháp xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
- Cơ quan chủ trì: Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Gia Lai.
- Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ông Huỳnh Thế Mạnh.
[Mã số KHGL – 03 – 21]
* Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở tinh gọn, có đủ năng lực để thực hiện công tác tuyên truyền miệng. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở, nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân tại địa bàn dân cư.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng hoạt động của các lực lượng làm công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện thí điểm xây dựng lực lượng nòng cốt làm công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
- 14 báo cáo chuyên đề;
- 08 Mô hình xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở 08 xã, phường, trị trấn tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở;
- Bộ tài liệu hướng dẫn: Việc lựa chọn, thành lập và tổ chức hoạt động lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở; Quy chế tổ chức và hoạt động lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở để triển khai trên địa bàn tỉnh.
- 02 Báo cáo kiến nghị: Đánh giá kết quả thực hiện 08 mô hình xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở và đề xuất, kiến nghị; Đánh giá kết quả công tác tuyên truyền miệng, hoạt động lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở và đề xuất, kiến nghị.
- Đề án xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Bản thảo sách chuyên khảo “Xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
- 02 bài báo hoa học (đăng trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành).
* Thời gian thực hiện: 24 tháng.
* Kinh phí SNKH tỉnh: 1.100,0 triệu đồng (
Bằng chữ: Một tỷ một trăm triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 699,240 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 400,760 triệu đồng.
4. Tên đề tài: “Đánh giá các điều kiện và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai kết nối liên vùng”.
[Mã số KHGL – 04 – 21]
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương mại.
Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thị Thu Hương.
* Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Phát triển toàn diện hệ thống logistics tỉnh Gia Lai kết nối liên vùng theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh kết nối liên vùng.
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu;
- 20 báo cáo chuyên đề;
- Bản đồ số (định dạng Shapfile) hệ thống logistics Gia Lai nội tỉnh và liên kết vùng tỷ lệ 1:100.000 (01 Bộ);
- Kế hoạch phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai kết nối liên vùng;
- 02 bài báo khoa học.
* Thời gian thực hiện: 18 tháng.
* Kinh phí SNKH tỉnh: 800 triệu đồng (
Bằng chữ: Tám trăm triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 452,048 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 347,952 triệu đồng.
5. Tên đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
[Mã số KHGL – 05 – 21]
Cơ quan chủ trì: Bảo tàng tỉnh Gia Lai.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lưu Hồng Sơn.
* Mục tiêu đề tài:H
Mục tiêu chung: Nghiên cứu giá trị, tiềm năng và các khả năng khai thác, ứng dụng di sản Hán – Nôm tại Gia Lai đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát các nghiên cứu, giới thiệu về di sản Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Đánh giá thực trạng, giá trị, tiềm năng và khả năng khai thác, ứng dụng của di sản Hán – Nôm Gia Lai.
- Sưu tầm, phục chế và số hoá di sản Hán – Nôm, xây dựng bộ dữ liệu lớn có hệ thống phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu di sản Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản Hán - Nôm tỉnh Gia Lai đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
- Trưng bày, triển lãm và phim tư liệu, đưa di sản Hán – Nôm tiếp cận với quần chúng, giúp nhân dân trong và ngoài địa phương nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá của Gia Lai.
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
+ 05 báo cáo khoa học;
+ Mô hình trưng bày triển lãm di sản Hán – Nôm tỉnh Gia Lai gồm: 02 mô hình trưng bày triển lãm lưu động tại thị xã Ayun Pa và thị xã An Khê; 01 mô hình trưng bày cố định tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.
+ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài;
+ Hồ sơ/lý lịch di sản Hán - Nôm của 17 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai. (Nội dung mỗi bộ hồ sơ gồm: Lý lịch các cơ sở lưu trữ tài liệu Hán – Nôm; Lý lịch từng hiện vật chứa văn tự Hán – Nôm; Bộ sưu tập ảnh hiện vật (1.250 ảnh) chứa văn tự Hán – Nôm của từng địa phương được phân loại, chú thích, giới thiệu chi tiết rõ ràng; Sơ đồ; Bản đồ).
+ 250 Sơ đồ phân bố di sản Hán – Nôm ở từng cơ sở lưu trữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai (khổ giấy A4).
+ 01 Bản đồ (định dạng Shapfile) tỷ lệ 1/100.000 về mạng lưới phân bố di sản Hán – Nôm toàn tỉnh được tích hợp thông tin số hóa, dựa trên bản đồ nền của tỉnh (bản đồ số, bản đồ giấy).
+ 17 Bản đồ (định dạng Shapfile) tỷ lệ 1/25.000 về mạng lưới phân bố di sản Hán – Nôm của 17 huyện, thị xã, thành phố được khảo sát, dựa trên bản đồ nền của địa phương (bản đồ số, bản đồ giấy).
+ 01 Bảng thống kê các cơ sở cộng đồng và tư nhân tại Gia Lai có di sản Hán – Nôm.
+ 01 Bảng thống kê, phân loại di sản Hán – Nôm tại Gia Lai.
+ 01 Bộ cơ sở dữ liệu về di sản Hán - Nôm (định dạng Excel).
+ 01 phim tư liệu/tài liệu về di sản Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai (thời lượng 30 phút).
+ Sổ tay thông tin địa chỉ các điểm, cơ sở lưu trữ hiện vật có văn tự Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh.
+ Chuyên mục di sản Hán - Nôm trên trang thông tin điện tử của Bảo tàng tỉnh Gia Lai.
+ Bản thảo Sách di sản Hán – Nôm Gia Lai.
+ 02 bài báo khoa học.
* Thời gian thực hiện: 24 tháng.
* Kinh phí SNKH tỉnh: 1.460,0 triệu đồng (
Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 831,392 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 628,608 triệu đồng.
6. Tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp và cơ chế nhằm điều tiết giá trị tăng thêm từ đất do quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
[Mã số KHGL – 06 – 21]
Cơ quan chủ trì: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Trọng Phương.
* Mục tiêu đề tài:H
- Mục tiêu chung: Hoàn thiện cơ chế điều tiết giá trị tăng thêm từ đất do quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, đơn vị và người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng và làm rõ những khó khăn, bất cập trong cơ chế điều tiết giá trị tăng thêm từ đất do quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều tiết giá trị tăng thêm từ đất do quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài;
- 08 báo cáo khoa học;
- Mô hình Hedonic các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất;
- Đào tạo 01 thạc sỹ;
- 01 bài báo khoa học.
* Thời gian thực hiện: 18 tháng.
* Kinh phí SNKH tỉnh: 900 triệu đồng (
Bằng chữ: Chín trăm triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 595,0 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 305,0 triệu đồng.
7. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả bơ (Persea americana Mill.,) tại tỉnh Gia Lai.
[Mã số KHGL – 07 – 21]
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
Chủ nhiệm dự án: ThS. Thiều Thảo Minh.
* Mục tiêu dự án:
- Mục tiêu chung: Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bơ tại Gia Lai.
-
Mục tiêu cụ thể: Xây dựng thành công 03 mô hình:
+ Mô hình sản xuất, thu hoạch bơ, có chứng nhận VietGAP, đảm bảo các tiêu chí được cấp mã vùng trồng.
+ Mô hình bảo quản bơ sau thu hoạch.
+ Mô hình chế biến dầu bơ. Sản phẩm đảm bảo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
* Dự kiến sản phẩm đạt được:
- Quy trình sản xuất, thu hoạch quả bơ đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Quy trình công nghệ bảo quản bơ sau thu hoạch.
- Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm dầu bơ đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP.
- Mô hình sản xuất, thu hoạch quả bơ. Tổng diện tích 20 ha đạt chứng nhận VietGAP, được cấp mã số vùng trồng.
- Mô hình bảo quản bơ sau thu hoạch. Quy mô công suất 1.000 kg/mẻ. Thời gian bảo quản kéo dài 30 ngày, tỷ lệ hư hỏng nhỏ hơn 10%.
- Mô hình chế biến dầu bơ. Quy mô 10-15 lít sản phẩm/ngày. Sản phẩm đảm bảo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên.
- Tập huấn kỹ thuật cho 60 hộ dân.
- 01 bài báo.
- 1.800 lít dầu bơ.
- 200 tấn quả bơ được bảo quản.
- Báo cáo tổng kết dự án.
* Thời gian thực hiện: 24 tháng.
* Tổng kinh phí: 7.700 triệu đồng (
Bằng chữ: Bảy tỷ bảy trăm triệu đồng).
Trong đó:
- Kinh phí SNKH tỉnh: 2.300 triệu đồng (
Bằng chữ: Hai tỷ ba trăm triệu đồng).
Phân ra: + Năm thứ nhất: 1.403,545 triệu đồng.
+ Năm thứ hai: 896,455 triệu đồng.
- Kinh phí từ các nguồn khác: 5.400 triệu đồng./.