CHUYÊN MỤC

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CƠ SỞ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2023

12/05/2023

1. Nhiệm vụ: Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang - Gia Lai”.

1.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
1.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Lâm Thị Dung.
1.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung
+ Nâng cao danh tiếng, chất lượng và giá trị sản phẩm Mắc ca Kbang - Gia Lai trên thị trường.
+ Góp phần thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gia tăng thu nhập, ổn định sinh kế của người trồng, chế biến sản phẩm Mắc ca trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang - Gia Lai”.
+ Xây dựng, hoàn thiện các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang - Gia Lai”.
+ Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống phương tiện giới thiệu, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang - Gia Lai”.
+ Nâng cao năng lực cho người sản xuất, chế biến sản phẩm Mắc ca. Thúc đẩy nâng cao chất lượng, liên kết sản xuất, thương mại gắn với chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc.
1.4. Nội dung
- Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại sản phẩm Mắc ca Kbang- Gia Lai và xác định tiêu chí chứng nhận cho sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang - Gia Lai”.
- Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
- Nội dung 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
- Nội dung 4: Xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản lý, giới thiệu, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận.
1.5. Sản phẩm
- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận đáp ứng yêu cầu bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Các văn bản, công cụ quản lý được xây dựng và ban hành.
- Các hệ thống phương tiện giới thiệu, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai” được xây dựng và hoàn thiện.
- 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất và cán bộ quản lý được tổ chức.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
1.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
1.7. Tổng kinh phí: 385.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 385.000.000 đồng.
- Nguồn khác                                                     : 0 đồng.
1.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
1.9. Hợp đồng số 04/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
2. Nhiệm vụ: Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Heo Broong Đức Cơ - Gia Lai.
2.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
2.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Cao Thị Thuỷ.
2.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung
+ Nâng cao danh tiếng, chất lượng và giá trị sản phẩm heo Broong trên thị trường.
+ Góp phần thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gia tăng thu nhập, ổn định sinh kế của người chăn nuôi, chế biến sản phẩm trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đăng ký bảo hộ thành công Nhãn hiệu chứng nhận “Heo Broong Đức Cơ - Gia Lai”.
+ Xây dựng, hoàn thiện các văn bản, công cụ quản lý Nhãn hiệu chứng nhận “Heo Broong Đức Cơ - Gia Lai”.
+ Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống phương tiện giới thiệu, quảng bá Nhãn hiệu chứng nhận “Heo Broong Đức Cơ - Gia Lai”.
+ Nâng cao năng lực cho người sản xuất, chế biến sản phẩm. Thúc đẩy nâng cao chất lượng, liên kết sản xuất, thương mại gắn với chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc.
2.4. Nội dung
- Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại sản phẩm heo Broong và xác định tiêu chí chứng nhận cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Heo Broong Đức Cơ - Gia Lai”.
- Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
- Nội dung 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
- Nội dung 4: Xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản lý, giới thiệu, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận.
2.5. Sản phẩm
- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận;
- Các văn bản, công cụ quản lý được xây dựng và ban hành;
- Hệ thống phương tiện giới thiệu quảng bá Nhãn hiệu chứng nhận “Heo Broong Đức Cơ – Gia Lai” được xây dựng và hoàn thiện;
- 03 tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất và cán bộ quản lý được tổ chức;
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
2.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
2.7. Tổng kinh phí: 388.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi tám triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 388.000.000 đồng.
- Nguồn khác                                                     : 0 đồng.
2.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
2.9. Hợp đồng số 07/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
3. Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo tại Khu thực nghiệm của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
3.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
3.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Trịnh Thị Bích Thủy.
3.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Tiếp nhận và ứng dụng thành công quy trình công nghệ chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo vào sản xuất. Từ đó tạo ra các sản phẩm mới nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời khai thác hiệu quả các trang thiết bị máy móc đã được đầu tư tại Trung tâm.
- Mục tiêu cụ thể
+ Tiếp nhận quy trình công nghệ chiết xuất dịch chiết từ đông trùng hạ thảo.
+ Xây dựng mô hình ứng dụng sản xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo tại Khu thực nghiệm của đơn vị.
+ Xây dựng quy trình và mô hình sản xuất nước uống từ dịch chiết đông trùng hạ thảo.
3.4. Nội dung
- Nội dung 1: Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) phục vụ chế biến dịch chiết.
- Nội dung 2: Tiếp nhận Quy trình công nghệ chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo.
- Nội dung 3: Xây dựng mô hình chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo.
- Nội dung 4: Xây dựng quy trình và mô hình sản xuất nước uống từ dịch chiết nấm đông trùng hạ thảo.
- Nội dung 5: Thiết kế, in ấn bao bì sản phẩm.
3.5. Sản phẩm
- Quy trình chiết xuất dịch chiết từ đông trùng hạ thảo phù hợp với điều kiện tại Khu thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
- Quy trình sản xuất nước uống từ dịch chiết nấm đông trùng hạ thảo.
- Mô hình chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo. Quy mô 120 đơn vị sản phẩm dịch chiết dạng lỏng từ nấm đông trùng hạ thảo (lọ 50ml).
- Mô hình sản xuất nước uống từ dịch chiết nấm đông trùng hạ thảo. Quy mô 500 đơn vị sản phẩm nước uống sử dụng nguyên liệu từ dịch chiết đông trùng hạ thảo (lọ 100ml).
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 sản phẩm dịch chiết và nước uống.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
3.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
3.7. Tổng kinh phí: 552.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm lăm mươi hai triệu đồng), trong đó:
+ Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 427.000.000  đồng.
+ Nguồn khác                                            : 125.000.000  đồng.
3.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
3.9. Hợp đồng số 06/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
4. Nhiệm vụ: Tiếp nhận và hoàn thiện các Quy trình kỹ thuật nhân giống cây dâu tây (Fragaria) bằng phương pháp nuôi cấy mô, trồng cà chua cherry (Solanum lycopersicum var.cerasiforme) trên giá thể trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
4.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
4.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Trần Thị Thanh Loan.
4.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Tiếp nhận, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô và quy trình kỹ thuật cây cà chua cherry trong nhà kính phù hợp với điều kiện của tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể
+ Nhân giống in vitro dâu tây và xây dựng mô hình nhân giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô.
+ Tuyển chọn giống và xác định lượng dung dịch dinh dưỡng cho cây cà chua cherry và xây dựng mô hình trồng cà chua cherry trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
+ Đào tạo 06 kỹ thuật viên cơ sở, nắm rõ quy trình công nghệ nhân giống cây dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô và quy trình trồng cà chua cherry trên giá thể trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
4.4. Nội dung
* Đối với cây dâu tây
- Nội dung 1: Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô.
- Nội dung 2: Xây dựng mô hình nhân giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô.
* Đối với cây cà chua
- Nội dung 1: Tiếp nhận và hoàn thiện Quy trình kỹ thuật trồng cà chua cherry.
- Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng cà chua cherry (Solanum lycopersicum var. cerasiforme) trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
* Hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình nhân giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô và mô hình trồng cà chua trồng cà chua cherry trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
4.5. Sản phẩm
- Quy trình nhân giống dâu tây (Fragaria) bằng phương pháp nuôi cấy mô phù hợp với điều kiện tại địa phương.
- Mô hình nhân giống dâu tây (Fragaria) bằng phương pháp nuôi cấy mô. Quy mô 6.000 cây/vụ/01 vụ/năm.
- Quy trình sản xuất cà chua cherry trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
- Mô hình sản xuất cà chua cherry trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Quy mô 1.000m2/vụ/năm, năng suất trung bình đạt 5 tấn.
- Đào tạo 06 kỹ thuật viên.
- Hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình nhân giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô và mô hình trồng cà chua trồng cà chua cherry trong nhà kính áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Quy mô 50 người.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
4.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
4.7. Tổng kinh phí: 618.000.000  đồng (Bằng chữ: Sáu trăm mười tám triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 518.000.000 đồng.
- Nguồn khác                                            : 100.000.000 đồng.
4.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
4.9. Hợp đồng số 08/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
5. Nhiệm vụ: Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
5.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
5.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Tiến Hải.
5.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Đánh giá được trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời hỗ trợ xây dựng lộ trình ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất cho một số doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí có năng lực và trình độ công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích, đánh giá được thực trạng trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
5.4. Nội dung
- Nội dung 1: Tổng quan chung về các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Nội dung 2: Thu thập thông tin, xử lý số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá từ kết quả điều tra khảo sát.
- Nội dung 3: Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Nội dung 5: Hoàn thiện phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dạng web về đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
5.5. Sản phẩm
- Báo cáo kết quả đánh giá trình độ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Báo cáo phân tích, đánh giá năng lực vận hành, hấp thụ, làm chủ, cải tiến, phát triển và đổi mới sáng tạo máy móc, thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Báo cáo phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Báo cáo đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản và cơ khí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dạng web về đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
5.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
5.7. Tổng kinh phí: 315.000.000  đồng (Bằng chữ: Ba trăm mười lăm triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 315.000.000 đồng.
- Nguồn khác                                            :  0 đồng.
5.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
5.9. Hợp đồng số 05/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
6. Nhiệm vụ: Xây dựng phương pháp thử nghiệm phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật (Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Coliforms, Enterobacteriaece) trong thực phẩm.
6.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
6.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Phan Thị Tuyết Lan.
6.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Mở rộng năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phục vụ quản lí nhà nước và nhu cầu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể: Phòng thử nghiệm Chất lượng, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được công nhận có năng lực thử nghiệm 4 chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
6.4. Nội dung
- Nội dung 1: Xây dựng phương pháp thử nghiệm xác định 4 chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm tại PTN của Trung tâm TDC.
- Nội dung 2: Triển khai hoạt động đánh giá công nhận năng lực thử nghiệm 4 chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
6.5. Sản phẩm
- Quy trình hướng dẫn vận hành kiểm tra bảo dưỡng thiết bị máy móc liên quan đến phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật (Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Coliforms, Enterobacteriaece) trong thực phẩm.
- Quy trình hướng dẫn pha chế các loại môi trường nuôi cấy các chỉ tiêu vi sinh vật (Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Coliforms, Enterobacteriaece) trong thực phẩm.
- Quy trình hướng dẫn phương pháp thử phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật (Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Coliforms, Enterobacteriaece)  trong thực phẩm.
- Quy trình hướng dẫn đảm bảo chất lượng môi trường nuôi cấy.
- Quyết định công nhận phòng thử nghiệm có năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật (Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Coliforms, Enterobacteriaece) trong thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
- Hồ sơ phê duyệt phương pháp thử các chỉ tiêu vi sinh vật (Bacillus cereus, Clostridium perfringens, Coliforms, Enterobacteriaece) trong thực phẩm.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
6.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
6.7. Tổng kinh phí: 381.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi mốt triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 381.000.000 đồng.
- Nguồn khác                                            : 0 đồng.
6.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
6.9. Hợp đồng số 03/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
7. Nhiệm vụ: Xây dựng phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng một số độc tố vi nấm Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm.
7.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
7.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Ngô Xuân Hòa.
7.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Khai thác hiệu quả thiết bị Sắc ký lỏng hiệu năng cao kết nối đầu dò huỳnh quang nhằm tăng cường năng lực kiểm định, hiệu chuẩn  tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phục vụ cá nhân, doanh nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng các chỉ tiêu Ochratoxin A và Aflatoxin B1, B2, G1, G2, trong thực phẩm tại phòng thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
+ Xây dựng phòng thử nghiệm đạt yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 phân tích các chỉ tiêu Ochratoxin A và Aflatoxin B1, B2, G1, G2 trong thực phẩm phục vụ cá nhân, doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
7.4. Nội dung
- Nội dung 1: Xây dựng hướng dẫn vận hành máy Sắc ký lỏng hiệu năng cao kết nối đầu dò huỳnh quang và các thiết bị liên quan.
- Nội dung 2: Xây dựng phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 bằng phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao kết nối đầu dò huỳnh quang.
- Nội dung 3: Triển khai hoạt động đánh giá công nhận năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
7.5. Sản phẩm
- Tài liệu hướng dẫn vận hành, sử dụng thiết bị liên quan tới việc thực hiện các chỉ tiêu độc tố vi nấm Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm (Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC).
- Đào tạo 03 kiểm nghiệm viên phân tích các chỉ tiêu độc tố vi nấm Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm.
- Tài liệu hướng dẫn phương pháp thử nghiệm (SOP) xác định hàm lượng các chỉ tiêu độc tố vi nấm Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm.
- Hồ sơ phê duyệt phương pháp thử các chỉ tiêu độc tố vi nấm Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm.
- Quyết định công nhận phòng thử nghiệm có năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu độc tố vi nấm Ochratoxin A và Aflatoxin B1, G1, B2, G2 trong thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
7.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
7.7. Tổng kinh phí: 352.408.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm năm mươi hai triệu bốn trăm linh tám ngàn đồng), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 311.188.000 đồng.
- Nguồn khác                                            :   41.220.000 đồng.
7.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
7.9. Hợp đồng số 01/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
8. Nhiệm vụ: Mở rộng năng lực hiệu chuẩn 02 chuẩn đo lường (cân phân tích, công tơ điện chuẩn) và 05 phương tiện đo (phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế và máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến) đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017.
8.1. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
8.2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Nguyễn Thị Ái Thiều.
8.3. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Tăng cường năng lực, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đáp ứng nhu cầu, đảm bảo đo lường chính xác của tổ chức, doanh nghiệp và góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường.
- Mục tiêu cụ thể
+ Mở rộng năng lực hiệu chuẩn 02 chuẩn đo lường (Cân phân tích, công tơ điện chuẩn).
+ Mở rộng năng lực hiệu chuẩn 05 phương tiện đo (phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế và máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến) đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017.
8.4. Nội dung
- Nội dung 1: Xây dựng hướng dẫn vận hành chuẩn, trang thiết bị dùng hiệu chuẩn và Quy trình hiệu chuẩn 05 phương tiện đo (phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế, máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến).
- Nội dung 2: Đánh giá, công nhận năng lực hiệu chuẩn đối với cân phân tích, công tơ điện chuẩn, phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế, máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến đáp ứng tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2017.
8.5. Sản phẩm
- Đào tạo 08 hiệu chuẩn viên (06 hiệu chuẩn viên công tơ điện chuẩn, lực kế, máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến; 02 hiệu chuẩn viên về phê duyệt phương pháp lĩnh vực hiệu chuẩn).
- 07 quy trình hướng dẫn vận hành chuẩn, thiết bị dùng trong hiệu chuẩn cân phân tích dùng trong kiểm định phương tiện đo độ ẩm hạt, công tơ điện chuẩn, phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế, máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến.
- 05 quy trình hiệu chuẩn (các SOP) phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế, máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến.
- Quyết định công nhận phòng hiệu chuẩn có năng lực hiệu chuẩn theo TCVN 17025:2017 đối với cân phân tích (chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo độ ẩm thóc, gạo, ngô và cà phê), công tơ điện chuẩn, phương tiện đo pH, nhiệt kế thủy tinh, phương tiện đo áp suất, lực kế, máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến.
- Quyết định chỉ định hiệu chuẩn chuẩn đo lường đối với cân phân tích (chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo độ ẩm thóc, gạo, ngô và cà phê), công tơ điện chuẩn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của nhiệm vụ.
8.6. Thời gian thực hiện: Năm 2023.
8.7. Tổng kinh phí: 396.000.000  đồng (Bằng chữ: Ba trăm chín mươi sáu triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN: 326.000.000 đồng.
- Nguồn khác                                            :   70.000.000 đồng.
8.8. Phương thức thực hiện: Khoán từng phần.
8.9. Hợp đồng số 02/HĐ-SKHCN ngày 28/03/2023.
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
icontop.png