Thông tin nghiệm thu cấp tỉnh dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã đặc biệt khó khăn Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

Default news teaser image

I. Thông tin chung
1. Tên nhiệm vụ “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã đặc biệt khó khăn Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai”.
2. Tổng kinh phí: 6.029 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương: 1.980 triệu đồng.
- Ngân sách sự nghiệp khoa học cấp tỉnh: 0 triệu đồng.
-  Kinh phí từ sự nghiệp khoa học địa phương: 2.000 triệu đồng.
- Kinh phí từ nguồn khác: 2.049 triệu đồng.
3. Thời gian thực hiện: 30 tháng kể từ tháng 06/2018 đến hết tháng 12/2020.
Điều chỉnh đến tháng 02/2023 theo Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Gia Lai.
4. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ, chủ nhiệm nhiệm vụ
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ: Phòng NN&PTNT huyện Chư Sê. Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Nguyễn Văn Hợp.
5. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức nghiệm thu
Thời gian: Dự kiến tháng 4 năm 2023. Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
II. Nội dung của nhiệm vụ
1. Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ
Đã tiếp nhận các Quy trình kỹ thuật canh tác cây ngô; Quy trình kỹ thuật canh tác cây cỏ; Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản.
2. Xây dựng các mô hình
2.1. Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây ngô
Đã thực hiện mô hình thâm canh ngô C.P.511 với quy mô 25 ha, năng suất đạt 70,2 tạ/ha với tổng sản lượng 175,5 tấn/25 ha.
2.2. Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây cỏ
Đã thực hiện mô hình trồng thâm canh cây cỏ với quy mô 5 ha (2 ha dùng giống Mulato II và 3 ha dùng giống VA06). Năng suất trung bình đạt 251,1 tấn/ha/năm, tổng sản lượng là 2.594,4 tấn/5 ha/3 năm.
2.3. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản
Đã thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản với sự tham gia của 55 hộ (50 hộ nuôi bò cái và 5 hộ nuôi bò đực Brahman);
- Giống sử dụng: 50 bò cái giống ¼ Brahman và 5 bò đực giống ¾ Brahman;
- Có 100 bê con đã được sinh ra (trong đó có 01 bê con bị chết do sinh non) từ 50 bò cái ¼ Brahman, đã tiến hành phối giống sau đẻ lần 2 với tỷ lệ thành công cho lần phối đầu tiên là 100% và 203 bê con được sinh ra từ bò địa phương.
3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn
3.1. Kết quả đào tạo kỹ thuật viên
Đã đào tạo 11/10 KTV cơ sở làm chủ và vận hành các quy trình công nghệ.
3.2. Tập huấn kỹ thuật
Đã tập huấn 200 nông dân nắm vững kỹ thuật để thực hành sản xuất theo kỹ thuật.
III. Sản phẩm đã hoàn thành
Báo cáo tổng kết dự án.
03 Quy trình công nghệ chuyển giao.
Các mô hình trồng thâm canh cây ngô; mô hình trồng thâm canh cây cỏ; mô hình chăn nuôi bò sinh sản.
Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở; Tập huấn nông dân.

IV. Hiệu quả  kinh tế, xã hội và môi trường

1. Hiệu quả kinh tế
- Lãi ròng mang lại trong kỳ dự án là 1.000,66 triệu đồng, cụ thể:
+ Lãi ròng của mô hình ngô: 6,92 triệu đồng/ha x 25 ha = 172,9 triệu đồng
+ Lãi ròng của mô hình cỏ VA06: 49,52 triệu đồng/ha/năm x 3,0 ha x 3 năm  = 445,68 triệu đồng;
+ Lãi ròng của mô hình cỏ Mulato II: 35,91 triệu đồng/ha/năm x 2,0 ha x 3 năm = 215,46 triệu đồng.
+ Lãi ròng của mô hình bò: 166,62 triệu đồng
- Tổng doanh thu của dự án là: 6.003,94 triệu đồng, cụ thể:
+ Tổng thu của mô hình ngô: 41,82 triệu đồng/ha x 25,0 ha = 1.045,5 triệu đồng;
+ Tổng thu của mô hình cỏ VA06: 146,40 triệu đồng/ha/năm x 3,0 ha x 3 năm = 1.317,6 triệu đồng;
+ Tổng thu của mô hình cỏ Mulato II: 125,64 triệu đồng/ha/năm x 2,0 ha x 3 năm = 753,84 triệu đồng;
+ Tổng thu của mô hình bò: 2.887,00 triệu đồng.
2. Hiệu quả xã hội và môi trường
- Đối với xã hội: Kết quả đạt được của dự án đã chứng minh cho nông dân thấy được hiệu quả sản xuất cây ngô, cây cỏ và chăn nuôi bò sinh sản khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội. Qua đó, thay đổi dần nhận thức của người nông dân trong canh tác, góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân.
- Đối với môi trường:
+ Từ các mô hình của dự án đã tạo chuỗi thức ăn an toàn, bền vững và hiệu quả từ trồng trọt đến chăn nuôi. Nông hộ sử dụng thân lá và đặc biệt là lá bắp hay bột bắp (sản phẩm được chế biến từ hạt bắp thu được của mô hình ngô) làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi với số lượng lớn của nông hộ địa phương. Bên cạnh đó, chăn nuôi bò có sử dụng chuồng trại nuôi nhốt giúp nông hộ thu gom được một lượng phân chuồng nhất định. Từ đó tạo ra hướng chăn nuôi hữu cơ, sử dụng nguồn phân xanh, phân chuồng giảm thiểu ô nhiễm đất.
+ Trong quá trình triển khai dự án, Cơ quan chủ trì và cơ quan hỗ trợ công nghệ đã tập trung chuyển giao các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là: Sử dụng giống sạch bệnh, mật độ gieo trồng hợp lý, đầu tư phân bón cân đối, sử dụng các tàn dư thực vật và thân lá vụ trước để che phủ cho ruộng (không đốt) nhằm giảm sự phát triển của cỏ dại, hạn chế rửa trôi khi gặp mưa lớn, giữ ẩm và cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh hại theo quản lý dịch hại tổng hợp, chăm sóc gia súc hợp lý (khẩu phần ăn, chuồng trại, phối giống). Đây là những giải pháp đã được chứng minh là một trong những giải pháp tối ưu, phù hợp với điều kiện đầu tư của người dân nghèo miền núi do (1) trồng trọt giảm thoái hóa đất, giảm rủi ro do nắng hạn, cho năng suất ổn định hơn trong điều kiện canh tác nước trời, (2) gia súc có nguồn thức ăn ổn định, nuôi nhốt hợp lý tránh gây hại cây trồng. Chính vì vậy, các mô hình trong dự án góp phần nâng cao tính bền vững về môi trường sản xuất nông nghiệp vùng dự án và hạn chế nạn đốt, phá rừng làm nương rẫy, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Thông tin bài: Lan Phương

Quay lại