CHUYÊN MỤC

KHẢO SÁT, XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ MỘT SỐ NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN VÀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO CỦA TỈNH GIA LAI

21/10/2020

I. Đặt vấn đề
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ phải được xem là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề mang tính trọng tâm là xây dựng được hệ thống CSDL về trình độ, năng lực công nghệ. Trong phạm vi quy mô nhỏ hơn một địa phương, thì việc định hướng phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH mang tính đặc thù của địa phương và phù hợp với quy hoạch phát triển nền công nghiệp của cả nước, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp. Trong công tác quản lý nhà nước về công nghệ còn nhiều vấn đề tồn đọng cả về phía các doanh nghiệp lẫn phía các cơ quan quản lý làm chậm quá trình đổi mới và phát triển công nghệ.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Gia Lai đã định hướng, phối hợp và cử cán bộ tham gia tích cực trong quá trình triển khai nhiệm vụ này. Thông qua kết quả phân tích, đánh giá TĐCN doanh nghiệp sản xuất và hiện trạng tình hình QLNN về công nghệ tại địa phương sẽ đưa ra những luận cứ, thông tin, báo cáo đánh giá toàn diện về khía cạnh tích cực của quá trình đổi mới công nghệ. 

Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ phải được xem là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề mang tính trọng tâm là xây dựng được hệ thống CSDL về trình độ, năng lực công nghệ. Trong phạm vi quy mô nhỏ hơn một địa phương, thì việc định hướng phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH mang tính đặc thù của địa phương và phù hợp với quy hoạch phát triển nền công nghiệp của cả nước, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp. Trong công tác quản lý nhà nước về công nghệ còn nhiều vấn đề tồn đọng cả về phía các doanh nghiệp lẫn phía các cơ quan quản lý làm chậm quá trình đổi mới và phát triển công nghệ.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Gia Lai đã định hướng, phối hợp và cử cán bộ tham gia tích cực trong quá trình triển khai nhiệm vụ này. Thông qua kết quả phân tích, đánh giá TĐCN doanh nghiệp sản xuất và hiện trạng tình hình QLNN về công nghệ tại địa phương sẽ đưa ra những luận cứ, thông tin, báo cáo đánh giá toàn diện về khía cạnh tích cực của quá trình đổi mới công nghệ.  

II. Mục tiêu
, đối tượng Phạm vi nghiên cứu
1. Mục tiêu: Đánh giá được hiện trạng TĐCN một số doanh nghiệp sản xuất đại diện cho 05 nhóm ngành/lĩnh vực công nghiệp chủ lực của tỉnh Gia Lai; Chỉ ra được thực trạng và đề xuất giải pháp, chính sách khai thác năng lực công nghệ hiện có, đầu tư đổi mới công nghệ để khai thác tiểm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao TĐCN sản xuất của doanh nghiệp, ngành; Đề xuất chính sách đổi mới công nghệ phù hợp với thực tiễn của tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

2. Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành chế biến nông lâm sản và cơ khí chế tạo.
3. Phạm vi nghiên cứu: Công nghiệp chế biến (nông-lâm nghiệp); Cơ khí; chế tạo máy; Khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm phụ trợ khác.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Tình hình điều tra, khảo sát: Mục tiêu đặt ra trong phạm vi quy mô nhiệm vụ năm 2017-2018 là thu thập thông tin từ 200 doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành/lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai.Bảng 1. Thông tin tổng hợp về kết quả thu thâp thông tin điều tra

Số phiếu khảo sát điều tra phát đi

Số phiếu phản hồi từ DN

Đánh giá so với mục tiêu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

200

120

60

117

97,5

Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra 2017-2018
2. Cơ cấu mẫu điều tra

Doanh nghiệp tham gia điều tra đánh giá TĐCN được lựa chọn ngẫu nhiên theo nhiều loại hình, quy mô, ngành nghề nhằm đảm bảo tính đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất thuộc 05 ngành nghề của tỉnh Gia Lai.

Hình 1. Cơ cấu các doanh nghiệp điều tra theo ngành nghề

Hình 2. Cơ cấu các doanh nghiệp điều tra theo huyện, TX, TP

          Số liệu trong các hình 3.5 dưới đây cho thấy tỷ lệ cơ cấu được phân theo loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra khảo sát
Hình 3. Cơ cấu tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát theo loại hình

          3. Kết quả
          3.1. Kết quả chung

Bảng 2. Kết quả đánh giá tỉnh Gia Lai  

TT

Nội dung

Điểm TB

So sánh
chuẩn

Chỉ số TP

1

Thành phần T

22

T/45

0.49

2

Thành phần H

11

H/22

0.5

3

Thành phần I

11

I/15

0.73

4

Thành phần O

10

O/18

0.55

Trung bình chung

54

TCC

0.57

Hình 4. Đồ thị hình thoi biểu diễn TĐCN tỉnh Gia Lai  

3.2.  Kết quả đánh giá phân theo nhóm ngành
Bảng 3. Kết quả đánh giá TĐCN phân theo nhóm ngành

TT

Nhóm ngành/ lĩnh vực

T

H

I

O

TCC

1

Ngành Chế biến Lâm Sản

0.51

0.52

0.73

0.55

0.58

2

Ngành cơ khí chế tạo

0.48

0.47

0.71

0.55

0.55

3

Ngành SX Vật liệu xây dựng

0.47

0.51

0.73

0.54

0.56

4

Ngành chế biến nông sản

0.49

0.49

0.73

0.57

0.57

5

Ngành SX Chế biến khác (cao su, điều, phân bón,..)

0.5

0.5

0.75

0.55

0.58

 

Trung bình chung

0.49

0.50

0.73

0.55

0.57

Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra năm 2017-2018

3.3. Phân tích các thành phần công nghệ
Chỉ số “Hê ̣ số đóng góp của công nghê ̣ - TCC” của 117 doanh nghiệp sản xuất tham gia khảo sát tỉnh Gia Lai năm 2017 có giá tri ̣tương ứng là TCC=0.57.
Trong đó các chỉ số thành phần như sau:
- Tổng điểm trung bình thành phần Kỹ thuật: T = 22 và T/45 = 0.49;
- Tổng điểm trung bình thành phần Con người: H = 11 và H/22 = 0.50;
- Tổng điểm trung bình thành phần Thông tin: I = 11 và I/15 = 0.73;
- Tổng điểm trung bình thành phần Tổ chức: O = 11 và O/18 = 0.55.
  Kết luận:
- So sánh với phân loại đánh giá quy định tại Điều 8 Khoản 3 Mục b của
Thông tư 04/2014/TT-BKHCN thì với “Hệ số đóng góp công nghệ TCC từ 0,3 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ T-H-I-O từ 35 điểm đến dưới 60 điểm tương ứng với xếp hạng TĐCN trung bình. Như vậy, kết luận hiện trạng TĐCN chung của 117 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Gia Lai điều tra năm 2017-2018 đạt mức Trung Bình.
So sánh với một số địa phương đã triển khai thực hiện hoạt động đánh giá
TĐCN doanh nghiệp sản xuất theo chuẩn Thông tư 04/2014/TT-BKHCN năm
2016-2017 thì chỉ số TĐCN sản xuất của tỉnh Gia Lai thấp hơn của tỉnh Đồng Nai là: TCC = 0.66; của Thành phố Đà Nẵng TCC = 0.63; tỉnh Quảng Nam là: TCC = 0.61; cao hơn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu TCC = 0.56 và tỉnh Yên Bái TCC = 0.51.

- Thành phần Công nghệ - T (Technoware)
Bảng 4. Bảng điểm thanh phần của Chỉ số T

Tên thành phần

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

Điểm trung bình chung

0.4

0.2

0.4

0.4

0.4

0.6

0.6

0.6

0.4

0.4

 Tại bảng trên cho thấy với tiêu chí đánh giá về tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu T8 = 0.6; tiêu chí Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất T7= 0.6; tiêu chí Mức độ đồng bộ của Thiết bị công nghệ T6 = 0.6 điều này cho thấy đa số các các máy móc thiết bị của doanh nghiệp của tỉnh Gia Lai đều có hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng nguyên vật liệu. Tỷ lệ này thấp hơn khi so sánh với tỉnh Quảng Nam T6=0.74, thành phố Đà Nẵng là T4= 0.85, nhưng cao hơn Đồng Nai chỉ là T6 = 0.35.
- Thành phần Con người - H (Humanware)

Khi xem xét thành phần con người thông qua các chỉ số đánh giá trong trong các thành phần con người chúng ta thấy rằng giá tri ̣này ở tỉnh Gia Lai là H = 0,50 ở mức trung bình cụ thể các tiêu chí thể hiện tại biểu đồ dưới đây:
Bảng 5. Bảng về điểm thành phần H

Tên thành phần

H11

H12

H13

H14

H.15

H.16

Điểm trung bình chung

3

2

1

2

1

2

Điểm số trung bình của thành phần H

0.6

0.4

0.2

0.4

0.2

0.4

          Như vậy, các tiêu chí thuộc thành phần Con người - H của 117 doanh nghiệp được khảo sát năm 2017-2018 đa số đạt mức tổng điểm đạt 11/22 điểm tối đa. Chỉ có tiêu chí H11 – Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên = 0.6,  tiêu chí H12 - Tỷ lệ thợ bậc cao = 0.4; tiêu chí H14 – Tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo = 0.4 đạt điểm số Trung bình. Các tiêu chí còn lại chỉ đạt điểm số dưới mức Trung bình. So sánh điểm số thành phần công nghệ H của tỉnh Gia Lai H = 0.36 với điểm số thành phần công nghệ H của tỉnh Yên Bái  H = 0.39; tỉnh Đồng Nai H = 0.58; Bà Rịa - Vũng Tàu H = 0.44, Thành phố Đà Nẵng H = 0.51, Quản Nam H = 0.41.
- Thành phần Thông tin - I (Inforware)
Bảng 6. Bảng về điểm thành phần I

Tên thành phần

I17

I18

I19

I20

Điểm trung bình chung

4

4

3

3

Điểm số trung bình của thành phần I

0.8

0.8

0.6

0.6

Điểm số trung bình của thành phần thông tin (I = 0.70) của tỉnh Gia Lai năm 2017 đạt mức tiên tiến. Chỉ có tiêu chí I20 – Chi phí mua bán, trao đổi cập nhật thông tin có điểm số đạt mức trung bình tiên tiến với số điểm là 0.60. So sánh điểm số thành phần công nghệ I của tỉnh Gia Lai = 0.7 với thành phần công nghệ I của tỉnh Đồng Nai = 0.87; tỉnh Yên Bái I = 0.69; Bà Rịa – Vũng Tàu I = 0.69; Đà Nẵng = 0.71, Quảng Nam = 0.73.
          Thành phần Tổ chức - O (Orgaware)
Bảng 7. Bảng về điểm thành phần O

Tên thành phần

O21

O22

O23

O24

O25

Điểm trung bình chung

3

2

2

1

2

Điểm số trung bình của thành phần O

0.6

0.5

0.8

0.3

0.5

Thành phần tổ chức – O của các doanh nghiệp tham gia khảo sát tại tỉnh
Gia Lai năm 2017-2018 đạt (O = 0.55) ở mức trung bình khá. Chỉ số này khi so sánh với tỉnh Đồng Nai là O = 0.69, Quảng Nam O = 0.57 thì thấp hơn; tuy nhiên vẫn cao hơn so với tỉnh Yên Bái O = 0.47, điều này phản ánh mức độ ổn định, hiệu lực trong khâu tổ chức, quản lý công nghệ, cũng như việc các doanh nghiệp hiện nay đã và đang áp dụng một trong các Hệ thống quản lý sản xuất hoặc đã quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh.

IV. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận

- Hình thành báo cáo tổng hợp đánh giá trình độ công nghệ sản xuất doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản và cơ khí chế tạo trên trên địa bàn tỉnh Gia Lai, dựa trên dữ liệu điều tra cụ thể và phân tích có hệ thống;
- Tạo nền tảng cho việc xây dựng và đánh giá hiệu quả cho các quy hoạch chuyên ngành; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ Sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ...;
- Gắn kết với các địa phương trong cả nước tạo định hướng phát triển công nghệ;
- Xây dựng  website về trình độ công nghệ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển KT-XH của tỉnh Gia Lai. 
2. Kiến nghị

- Duy trì cập nhật CSDL hiện trạng TĐCN doanh nghiệp sản xuất;
- Khảo sát bổ sung toàn diện/tổng thể các doanh nghiệp sản xuất
- Duy trì, cập nhật bổ sung các chức năng tư vấn, đánh giá trực tuyến, nâng cấp bảo trì server thông tin;
- Bổ sung, cập nhật thông tin, hồ sơ công nghệ liên quan đến các ngành nghề chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác sáng chế, lựa chọn công nghệ mới;
- Xây dựng diễn đàn, mua bán, liên kết, trao đổi chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, phát triển thị trường công nghệ.

Nguyễn Nam Hải - Sở KHCN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
icontop.png