KIỂM TRA TIẾN ĐỘ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TẠI GIA LAI

KIỂM TRA TIẾN ĐỘ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TẠI GIA LAI

Trong hai ngày 26-27/6/2020, Đoàn công tác Cục Sở hữu trí tuệ cùng đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đã kiểm tra tiến độ dự án “Áp dụng các sáng chế số 7913, 9529 và giải pháp hữu ích số HI-0201 để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phân thải chăn nuôi, bùn mía và than bùn tại tỉnh Gia Lai” do TS. Lê Văn Tri làm chủ nhiệm dự án và chủ trì là Công ty cổ phần phân bón Fitohoocmon.

    Đây là dự án áp dụng sáng chế/giải pháp hữu ích (thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020) của Công ty cổ phần Fitohoocmon và Nhà máy Vi sinh thuộc Tổng công ty 15, Binh đoàn 15 là đơn vị áp dụng thực tiễn.
image002-(1).jpg
Hình 1: Kiểm tra tiến độ dự án tại mô hình bón phân HCVS, HC khoáng trên cây cà phê tại xã Ia O, huyện Ia Grai
   Theo TS. Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Fitohoocmon cho biết, phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất theo sáng chế với các yêu cầu: Sản phẩm phân bón đạt chỉ tiêu chất lượng độ ẩm 30%; chất hữu cơ 15%; Nts-P2O5hh-K2Ohh (%): 1-3-1; 1-4-1; 5-2-5; mật độ các loài vi sinh vật hữu ích có trong từng loại phân bón đạt 1.106 CFU/g mỗi loại...
   Theo dự kiến, sau khi dự án hoàn thành, sẽ có khoảng 350 tấn phân thải chăn nuôi, 250 tấn bùn mía, 400 tấn than bùn được xử lý cho việc sản xuất khoảng 1.000 tấn phân hữu cơ vi sinh loại 1-3-1, 1-4-1 và 5-3-5.
Quy trình sản xuất phân vi sinh theo sáng chế và giải pháp hữu ích từ phân thải chăn nuôi, bùn mía và than bùn công suất từ 15.000 -25.000 tấn/năm. Sản phẩm đã được đăng ký lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNTvà đã được thử nghiệm, đánh giá kết quả trên 140 ha cà phê, 110 ha cao su tại các địa phương (xã Tân Bình, huyện Đak Đoa; xã Ia Dom, huyện Đức Cơ; xã Ia O, huyện Ia Grai).
image004.jpg
Hình 2: Kiểm tra tiến độ dự án tại mô hình bón phân HCVS, HC khoáng trên cây cao su tại xã Ia O, huyện Ia Grai
   Theo báo cáo của Ban chủ nhiệm Dự án, từ tháng 2/2020 đến nay, Dự án đã triển khai và hoàn thiện được các nội dung:
   - Đã mua sắm máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ (HCVS, HC) khoáng tại Nhà máy vi sinh. Đồng thời, tổ chức sản xuất đủ 500 tấn phân HCVS, HC khoáng (127 tấn phân HCVS, HC Fitohoocmon 26; 24 tấn phân HCVS, HC Fitohoocmon XI và 349 tấn phân HC khoáng Fitohoocmon 27) trong 3 đợt.
   - Đã tổ chức 2 lớp tập huấn quy trình bón phân HCVS, HC khoáng cho cây cà phê và cao su (100 học viên/1 lớp) và 1 hội thảo khoa học về áp dụng sáng chế 7913 và 1 hội thảo khoa học về áp dụng sáng chế 7913, 9529 và giải pháp hữu ích trong quá trình sản xuất phân bón HCVS, HC khoáng tại Gia Lai với 50 đại biểu tham dự.
   - Trong quá trình triển khai mô hình thử nghiệm phân bón HCVS, HC khoáng trên cây cà phê và cao su ở các giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh: đã lựa chọn địa điểm, lập danh sách cá nhân, đơn vị tham gia, khảo sát thực địa, cấp phát phân bón và bón phân đợt 1 cho các mô hình.
image006.jpg
Hình 3: Kiểm tra quy trình sản xuất phân HCVS, HC tại nhà máy Vi sinh, Tổng công ty 15
   Qua quá trình kiểm tra tiến độ dự án, đồng chí Phan Ngân Sơn – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ lưu ý Ban chủ nhiệm Dự án và TS. Lê Văn Tri khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án: Một số nội dung của dự án bị chậm tiến độ so với thuyết minh ban đầu; Dịch bệnh Covid-19 diễn ra nghiêm trọng vào đầu năm 2020 ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức tập huấn, hội thảo; việc bón phân cho cà phê, cao su trong các mô hình chậm hơn dự kiến do mùa khô hạn kéo dài ở Gia Lai. Đồng thời, đồng chí đề nghị Ban chủ nhiệm Dự án nên triển khai nhanh các nội dung tiếp theo để đảm bảo tiến độ nghiệm thu cấp cơ sở dự án trong tháng 10/2020.
Bài và ảnh: Anh Văn – Tấn Thắng

Quay lại